Triết học Hy Lạp và La Mã Hỏa_(nguyên_tố_cổ_điển)

Hỏa là lửa, đại diện cho plasma, trạng thái thứ tư của vật chất, được coi là vừa nóng vừa khô và gắn liền với hình tứ diện trong giả kim thuật. Là một trong nguyên tố cổ điển trong triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại. Nó thường gắn liền với những phẩm chất của năng lượng, sự quyết đoán và niềm đam mê. Trong thần thoại Hy Lạp, Prometheus đã đánh cắp lửa từ các vị thần để bảo vệ phàm nhân, nhưng đã bị trừng phạt vì hành động này.[1]

Hỏa là một trong những thứ cổ xưa được người tiền Socrates đề xuất, hầu hết trong số họ tìm cách quy giản vũ trụ hoặc sự sáng tạo ra nó thành một chất duy nhất. Heraclitus (khoảng 535 TCN – khoảng 475 TCN) coi hỏa là nguyên tố cơ bản nhất trong mọi nguyên tố. Ông tin rằng hỏa đã tạo ra ba nguyên tố còn lại: "Vạn vật là sự trao đổi cho lửa và lửa cho vạn vật, giống như hàng hóa đổi lấy vàng và vàng đổi lấy hàng hóa"[2]. Ông nổi tiếng với những nguyên tắc triết học mơ hồ và vì nói bằng câu đố. Ông mô tả cách hỏa tạo ra các nguyên tố khác như: "con đường đi lên-đi xuống", (ὁδὸς ἄνω κάτω), một "sự hòa hợp tiềm ẩn"  hay một loạt các biến đổi mà ông gọi là "sự chuyển hóa của lửa", (πυρὸς τροπαὶ), đầu tiên vào biển, và một nửa biển đó vào trái đất, và một nửa trái đất đó vào không khí loãng. Đây là một khái niệm dự đoán trước cả bốn nguyên tố cổ điển của Empedocles và sự biến đổi của bốn nguyên tố này thành một nguyên tố khác của Aristotle.